Paulo Thành Nguyễn

Những điều tôi nghĩ…


Bình luận về bài viết này

Chúng ta chọn màu gì?

page

Còn nhớ cuộc biểu tình chống Tàu 2011 của người Việt ở Hải Ngoại đã khơi lại mâu thuẫn về màu cờ Tổ Quốc. Điều này đã chia rẽ nhóm biểu tình thành hai phe: Một bên cầm cờ vàng ba sọc đỏ (cờ chế độ cũ) và một bên cầm cờ đỏ sao vàng(cờ chế độ mới). Bên nào cũng gắn cho nó một ý nghĩa riêng để tự hào lá cờ mình đang cầm là đại diện cho Việt Nam. Sự việc không chỉ dừng lại ở biểu tượng lá cờ, nó đi xa hơn nữa là màu sắc.

Tiếp tục đọc


6 bình luận

Thư hồi âm của người anh em bị bắt

cuong le

Anh Thành,

Viết cho anh vào lúc này đây khi thân thể rã rời, mệt mỏi, đau nhức… sau một đêm thao thức không ngủ chờ đợi cuộc tuần hành/biểu tình “Phản đối Trung Quốc xâm lược” và một ngày vật vã với những bắt bớ, đánh đập, khai báo từ chính những người đồng bào mình mà chúng ta gọi là công quyền.

Tiếp tục đọc


21 bình luận

Viết cho người anh em bị bắt

Không biết giờ này anh được thả chưa? Từ lúc nghe tin anh bị bắt, bị đánh đập và lời thầm trách đã bị bỏ mặc, gợi lên trong tôi một cảm xúc khó tả. Có lẽ tôi đã từng sống trong cảm giác này cách đây một năm nên hiểu được phần nào cảm giác hụt hửng, cảm giác cô đơn dưới vòng tay của những kẻ sai nha vô tri.

Và hơn hết, tôi hiểu được nỗi đau mà anh đang phải chịu. Đó không phải là những cú đấm, cú đá vào thân xác. Mà đó là nổi đau bị đàn áp bởi chính đồng bào mình, nỗi đau bị chế giễu , xúc phạm bởi chính ngôn ngữ của mình. Nỗi đau của niềm tin bị phản bội.

Tiếp tục đọc


20 bình luận

“ Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”

Chiều nay bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên đã đến công an phường Tây Thạnh để làm rõ về tình trạng của em. Ông Nguyễn Văn Tiến, phó công an phường đón tiếp:

“ Thế bây giờ như thế này, tôi là phó trưởng công an phường, chút xíu nữa đây sẽ có anh trưởng công an phường trực tiếp nói chuyện với gia đình. Còn riêng bản thân tôi là người phụ trách trực tiếp vấn đề này thì tôi sẽ nói một cách là, hết sức là nôm na thôi, còn chi tiết thì tí nữa trưởng phường sẽ gặp. Tức là cháu Phương Uyên đã 20 tuổi rồi…, đây có anh trưởng phường…” ông Tiến đứng dậy kéo ghế.

“Có chuyện gì không?” Ông trưởng phường bước vào mang bảng tên Đặng Văn Hùng.

Sau một hồi yêu cầu xuất chứng minh nhân dân để ghi chép, ông Hùng hỏi:

“Rồi, chị đến đây có đề nghị gì?”

“Dạ, cháu đến đây là để yêu cầu xác minh bé Uyên đang ở đâu và yêu cầu được gặp mặt cháu.” Bà Nhung đáp.

“ Rồi, chị đợi tôi tí xíu nghe.”

Trong khi chờ ông Hùng trả lời thì ông Tiến tỏ vẻ thông cảm: ”Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng chứ không phải chúng tôi không hiểu điều đó đâu. Tâm lý của mình có con có cái cũng vậy, con tôi cũng lớn lắm rồi, tôi nay năm mấy rồi, tâm lý cũng rất là lo thế nhưng mà nó…nó có vấn đề, cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa là, là là gia đình phải hết sức bình tĩnh, trong giai đoạn này sẽ có rất nhiều thành phần tác động đến gia đình thì chúng ta phải hết sức bình tĩnh. Đừng có nghe cái tác động rồi lại có những cái, cái, cái không tốt! Thứ nhất không tốt cho mình cái thứ hai không tốt cho bản thân con Uyên, đó. Phải bình tĩnh để làm sao xử lý sự việc cho nó, nó thông minh nhất, cho nó đạt hiệu quả nhất, đó! Còn sự việc nó như thế nào thì lát nữa trao đổi, nói chung là nó không có gì trầm trọng lắm đâu, nó còn nhỏ mà, đứa con gái mới lớn nó có biết gì đâu. Nó không hề biết sự việc nhưng chắc là nghe tác động…gì đó! Cho nên là có những biểu hiện làà…phạm tội.”

Ông Hùng bước vào: “ Rồi, bây giờ thế này nhe chị, để tôi trả lời cho chị luôn. Hiện nay cái chỗ bé Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992. Hiện nay bé đương có được á là tạm giữ tại cơ quan…chị ghi đi!”

“Anh cho tôi xin cái giấy xác nhận.” Bà Nhung yêu cầu.

“Không, tôi chỉ báo miệng cho chị vậy thôi vì đây là công việc cơ quan tôi không làm theo yêu cầu của chị được. Như vậy là cơ quan công an…a…cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Long An, hiện nay đang tạm giữ điều tra làm rõ, còn tội danh như thế nào thì ở đây tôi không thụ lý tôi không có trả lời được, ha”

Bà Nguyễn Thị Nhung rời khỏi đồn với một nghi vấn lớn là “tại sao họ lại chuyển Phương Uyên về Long An? Nếu chuyển thì phải chuyển về Bình Thuận quê nó chớ, hay là họ cố tình hành cho mình mệt?”

Paulo Thành Nguyễn

22.10.2012


16 bình luận

“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”

Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung lên Sài Gòn trong tâm trạng hoang mang đi tìm tung tích của con gái. Trong lúc trao đổi với chúng tôi bà không cầm được nước mắt khi nhắc đến con mình: “Ở nhà nó hay dặn tui là không được mua hàng Trung Quốc, sợ tui quên nó còn ghi vào sổ các mã vạch để nhận biết hàng hóa Trung Quốc. Mấy hôm nay cứ cầm cuốn sổ lên là thấy nhớ nó quá. Bà ngoại nó đang nằm cấp cứu vì hở van tim, sợ bà lo tui chỉ nói là nó bận thi nên chưa về được. Giờ không biết phải tìm nó ở đâu.”
Tiếp tục đọc


15 bình luận

“Tẩy chay hàng hóa kém chất lượng Trung Quốc”- bằng cách nào?

Cách đây 3 tháng tôi đã tuyên bố sẽ phản đối Trung Quốc (TQ) bằng cách riêng của mình, đó là thực hiện kế hoạch thay thế các sản phẩm Trung Quốc hiện đang kinh doanh sang một nguồn hàng khác. Phương án này được nhiều bạn bè ủng hộ, nhưng cũng không ít người khuyên tôi không nên cực đoan vì kinh doanh là vấn về dân sự.

Sản phẩm TQ hiện chiếm lĩnh thị trường với hơn 90% các mặt hàng từ tiêu dùng đến công nghiệp, thậm chí là cái quần lót cũng “made in China”. Có thể không quá lời khi nói rằng hầu hết chúng ta đang là nô lệ! Chúng ta đang bị xiềng xích bằng những nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sinh sống và nhu cầu phát triển kinh tế…

Tiếp tục đọc


6 bình luận

Người công cụ

– Các anh biết con người khác con vật ở điểm nào không? Đó là con người là động vật có lý trí, biết suy nghĩ về những hành động của mình.

–  Ờ, con vật là mấy con bị bắt ở trên quận Nhất đó! (ám chỉ anh Điếu Cày, Tạ Phong Tần và anhbasaigon đang trong phiên tòa)

–  Nếu anh nói như vậy thì anh hoàn toàn không đủ tư cách và không – đủ – nhân – cách để nói chuyện với tôi!

–   (Mặt đỏ) gằn giọng : hm…em hơn anh cái gì mà em nói anh không đủ tư cách?

–   Tôi không hơn nhưng tôi chỉ khác anh một điều: Tôi là người biết tự chủ, tôi biết những việc tôi làm và tôi làm những việc tôi thích. Còn anh, anh là người công cụ, anh chỉ biết làm theo lệnh như một cái máy mà chính bản thân các anh không hiểu hết công việc của mình nó có ý nghĩa gì. Các anh chỉ là phương tiện bị người khác điều khiển mà bất chấp đúng sai.  Các anh tự vấn lại lương tâm mình xem việc bắt ép tôi vào đây có đúng không?

– Im lặng…

Đó là đoạn nói chuyện cuối cùng với các anh an ninh trong đồn công an quận 3. Theo cách nói chuyện tôi đoán hai nhân viên an ninh này chắc là lính mới khoảng 3,4 năm trong ngành. Ngoài ra, qua ánh mắt họ tôi nhận thấy họ vẫn còn một chút gì đó lương tâm của một con người. Sỡ dĩ họ đối đáp lại những câu hỏi của tôi chỉ để tự đánh lừa bản thân là họ đang làm việc đúng, để họ khỏi phải áy náy về những việc làm của mình.
Tiếp tục đọc


3 bình luận

Lời lên tiếng chung của các Bloggers và Nhà báo Tự do về trường hợp nhà báo Hoàng Khương

Trong bối cảnh tham nhũng là quốc nạn, tình trạng lợi dụng chức quyền để tham ô bòn rút túi tiền của người dân ngày càng phổ biến, mục tiêu của nhà báo Hoàng Khương là chính đáng, là tích cực góp phần vào nỗ lực chung của cả nước nhằm làm trong sạch guồng máy điều hành quốc gia.

Trong môi trường hoạt động vô cùng khó khăn và hiểm nghèo của làng báo Việt Nam, trước những đe doạ vô hình lẫn hữu hình mà mỗi phóng viên luôn phải đối diện hàng ngày, hành động tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương là hành động can đảm, xứng đáng với đạo đức, danh dự và lương tâm của một nhà báo chân chính. Tiếp tục đọc


1 bình luận

Du học sinh Việt Nam- Một thế hệ “vượt biên” thời hiện đại

Sau “hiệp định Geneve” hàng triệu người, đa số là người Công giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do). Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào miền Nam

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi. Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

“Bầu” Kiên – sự cảnh tỉnh cho những ai còn ý định “xây nhà trên cát”

Nhưng ở đây có một sự trùng hợp là các “đại gia” bị bắt vào thời điểm có khủng hoảng về kinh tế, điều đó cho thấy rằng sự nghiệp kinh doanh ở Việt Nam giống như việc “xây nhà trên cát”, có thể sụp đổ rất nhanh khi có một sự rung động, nó có thể đến từ bất ổn nội bộ đảng hay thậm chí từ một chính sách có lợi cho phe nhóm.

Đất nước hiện nay vẫn duy trì nền kinh tế ngoài luồng, một doanh nghiệp bình thường muốn kinh doanh có lãi phải dựa vào kẻ hở của pháp luật, và điều đó trở thành sự trói buộc họ vào guồng máy của cơ chế, một guồng máy được điều hành dựa trên sự sai trái của tất cả mọi người.

Khi một cơ chế mà sự phân phối thu nhập dựa vào “tính đảng” và yếu tố “ xã giao” thì sự thành công về mặt vật chất chứa đựng nhiều bất công và may rủi. Nó tạo ra một hệ thống quản lý dựa trên cái sai của mỗi người.Ai cũng được đóng một “phốt” nhận dạng riêng cho mình, và mặc nhiên chúng ta trở thành nô lệ, một phạm nhân của cơ chế bất công với một bản án có sẵn treo lơ lửng. Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Nghệ Thuật Giảng Dạy

Mortimer J. Adler, Ph.D.  Socrates đã đưa ra một nhận định sâu sắc và căn bản về bản chất của giảng dạy khi so sánh nghệ thuật giảng dạy với nghề bà đỡ đã có từ lâu đời. Cũng giống như bà đỡ giúp cho bà mẹ sinh con, người thầy giúp cho tâm trí [của học sinh] tự tìm ra ý tưởng, kiến thức, và sự hiểu biết. Khái niệm cơ bản ở đây là: giảng dạy là một nghệ thuật có vai trò giúp đỡ khiêm tốn mà thôi. Người thầy không sản xuất ra kiến thức hay nhồi nhét những tư tưởng vào tâm trí trống rỗng và thụ động của học sinh. Chính người học, chứ không phải người dạy, mới là người sản xuất đóng vai chính trong sự sản xuất kiến thức và ý tưởng.

Tiếp tục đọc


4 bình luận

‘Càng hiểu thế hệ trước, đam mê của em càng giảm’- Bức thư của một sinh viên

Thưa cô,

Khoảng thời gian này đối với em thật khó khăn quá. Em không thể thoát ra được những gì mình đọc được. Một nhận thức làm em thấy quanh quẩn…Em không biết những thế hệ trước họ vượt qua cảm giác này như thế nào, nhưng với em hiện giờ là một cảm giác không dễ chịu, mà em không còn cách nào khắc phục đành phải gửi mail này cho cô.

Thế giới như ta thấy và thế giới phải như nó vốn có…Mọi sự mâu thuẫn nảy sinh làm em thấy bất lực. Càng nghĩ em càng vô vọng. Em không biết nên điều chỉnh cách nhìn nhận, cách suy nghĩ thế nào để có thể hòa nhập với thực tại, khi giữa sự biết và thực tại hoàn toàn khác nhau.

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

TS Nguyễn Thành Nam kể lại: “Trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH đầu năm học vừa rồi, tôi chia sinh viên chia thành từng nhóm theo ngành yêu thích. Nhóm thì thích làm kinh doanh, nhóm thích quản trị, quảng cáo, marketing, bán hàng, ngân hàng…tuyệt nhiên không có ngành nào liên quan đến sản xuất vật chất. Nguyên nhân phổ biến nhất là những ngành này dễ kiếm tiền và ra trường có thể kiếm tiền được ngay. Tôi bàng hoàng hỏi lại: Thế thì vài năm nữa chúng ta sống bằng gì đây các em? Đất nước không còn mỏ để đào, không còn tiền để vay nữa?”

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Góc Yêu Thương


Người trong hình là chú Nguyễn Thanh Trinh (1965), là một nghệ nhân điêu khắc, hội họa.

Biến cố tai nạn cách đây 10 năm đã thay đổi hoàn cảnh của chú, từ một người nhiệt thành trong hoạt động xã hội đã trở nên bất lực trong sinh hoạt cá nhân. Chú bị liệt nữa người do chấn thương cột sống, hai tay yếu chỉ sử dụng được hai ngón tay.

Tiếp tục đọc


1 bình luận

Sinh viên – Bạn là ai ?

Nếu hôm nay bạn nô lệ cho điểm, thì ngày mai bạn có thể nô lệ cho những thứ có bản chất giống điểm. Bạn có thể có đất đai nhà cửa khắp nơi mà vẫn là nô lệ. Bạn có thể đứng đầu một tổ chức, đứng đầu một xã, một huyện, một tỉnh… mà vẫn cứ là nô lệ như thường, nô lệ cho chính những thứ bạn có. Nếu ngay từ bây giờ bạn đã đánh mất cảm giác xấu hổ, đánh mất lòng tự trọng, đã bình thản đưa phong bì để nhận những con điểm không phải của bạn, đã coi điểm cao hơn và quan trọng hơn nhân phẩm và giá trị của con người bạn, thì sau này rất có thể bạn sẽ đi đến chỗ phá hoại nhà cửa người khác, đẩy người khác vào cảnh bần cùng mà vẫn cảm thấy đó là chiến công đẹp. 


2 bình luận

Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục & phương pháp tư duy toàn diện

Là một nước chỉ hơn 200 tuổi, nếu so với các nước cổ đại thì Mỹ còn non trẻ; thế nhưng Mỹ lại là nước văn minh nhất, tiến bộ nhất trên thế giới. Điều gì khiến cho Mỹ đạt được vị trí như ngày nay? Nước Mỹ giàu tài nguyên thiên nhiên, hiển nhiên rồi, nhưng cũng có bao nhiêu quốc gia ngồi trên “mỏ vàng” mà nào biết sử dụng. Nếu không do tài nguyên thiên nhiên, ắt hẳn phải do con người. Thế thì người Mỹ có gì khác biệt so với các giống dân trên thế giới? Người Mỹ quả có to con hơn, béo hơn các sắc dân da trắng thật, nhưng chắc hẳn bạn đọc cũng đồng ý rằng to xác chưa chắc đã làm cho đất nước tiến bộ. Vậy điều gì khiến cho Mỹ trở thành một nước hùng mạnh nhất trên thế giới?

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Thông báo : Chương trình từ thiện thứ sáu 23/3

Địa điểm chúng ta đến lần này là một vùng ven Sài Gòn, nơi có gần 30 gia đình là dân nhập cư sinh sống chủ yếu bằng những công việc không ổn định như buôn bán ve chai, đồng nát, phụ hồ,…

Họ sống trong những căn nhà dựng tạm bằng những miếng ván, những khúc cây, những tấm bạt xin được, dựng tạm trong những khu giả tỏa, hay góc đường. Tiếp tục đọc


2 bình luận

NGƯỜI TRẺ & 5 LỰA CHỌN QUAN TRỌNG NHẤT CUỘC ĐỜI

Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời “thăng hoa” như mong muốn và ngược lại.

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó. Tiếp tục đọc


2 bình luận

KIẾN THỨC ĐẾN TỪ ĐÂU?

Chào các bạn,Lúc tôi mới vào làm luật sư cho chính phủ liên bang Mỹ, gần phòng mình có một luật sư cao cấp (senior attorney), đã vào nghề lâu lắm rồi. Anh này biết nhiều và nhớ tốt mọi vấn đề như là một quyển báck khoa tự điển sống. Kiến thức trong đầu anh ta thật kinh khủng. Nói đến hầu như điều gì trên đời, anh ta cũng có thể kể cho bạn tràng giang đại hải nhiều thông tin chi tiết về vấn đề đó. Nhưng mình thắc mắc là tại sao anh ta không được làm chức vụ chỉ huy nào cả, trong lúc rõ ràng là không ai trong cơ quan có cái đầu siêu như anh chàng. Tiếp tục đọc