Paulo Thành Nguyễn

Những điều tôi nghĩ…


4 bình luận

‘Càng hiểu thế hệ trước, đam mê của em càng giảm’- Bức thư của một sinh viên

Thưa cô,

Khoảng thời gian này đối với em thật khó khăn quá. Em không thể thoát ra được những gì mình đọc được. Một nhận thức làm em thấy quanh quẩn…Em không biết những thế hệ trước họ vượt qua cảm giác này như thế nào, nhưng với em hiện giờ là một cảm giác không dễ chịu, mà em không còn cách nào khắc phục đành phải gửi mail này cho cô.

Thế giới như ta thấy và thế giới phải như nó vốn có…Mọi sự mâu thuẫn nảy sinh làm em thấy bất lực. Càng nghĩ em càng vô vọng. Em không biết nên điều chỉnh cách nhìn nhận, cách suy nghĩ thế nào để có thể hòa nhập với thực tại, khi giữa sự biết và thực tại hoàn toàn khác nhau.

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

TS Nguyễn Thành Nam kể lại: “Trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH đầu năm học vừa rồi, tôi chia sinh viên chia thành từng nhóm theo ngành yêu thích. Nhóm thì thích làm kinh doanh, nhóm thích quản trị, quảng cáo, marketing, bán hàng, ngân hàng…tuyệt nhiên không có ngành nào liên quan đến sản xuất vật chất. Nguyên nhân phổ biến nhất là những ngành này dễ kiếm tiền và ra trường có thể kiếm tiền được ngay. Tôi bàng hoàng hỏi lại: Thế thì vài năm nữa chúng ta sống bằng gì đây các em? Đất nước không còn mỏ để đào, không còn tiền để vay nữa?”

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Góc Yêu Thương


Người trong hình là chú Nguyễn Thanh Trinh (1965), là một nghệ nhân điêu khắc, hội họa.

Biến cố tai nạn cách đây 10 năm đã thay đổi hoàn cảnh của chú, từ một người nhiệt thành trong hoạt động xã hội đã trở nên bất lực trong sinh hoạt cá nhân. Chú bị liệt nữa người do chấn thương cột sống, hai tay yếu chỉ sử dụng được hai ngón tay.

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Sợ Người Hơn Ta

A

D

Sợ người khác hơn mình hay ghen tỵ với những điều tốt lành của người khác luôn là một căn bệnh thuộc vào hạng nan y trong kiếp sống của mỗi người chúng ta. Kể từ khi có ý thức cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, mỗi người phải chiến đấu với căn bệnh trầm kha này, bởi nếu không thì ta sẽ phá huỷ hết mọi thứ nơi cuộc sống không chỉ của người khác mà còn cả của chính mình. Sự phá huỷ này nó bắt nguồn từ một khát vọng chẳng mấy tốt lành gì nếu xét trên bình diện tiêu cực: muốn được hơn người khác về mọi phương diện. Chính vì muốn hơn người, nên ta luôn cảm thấy rất khó chịu khi ai đó xung quanh ta hơn ta về một mặt nào đó. Từ nỗi sợ này, ta chuyển sang thái độ thù nghịch và thậm chí làm hại anh em nếu ta mất tỉnh táo và kiểm soát.

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Tại sao phải có tiêu chuẩn?

Thời gian qua  chúng ta có những topic được đưa ra để nhận định, phân tích và đánh giá, nhất là từ câu chuyện xoay quanh chủ đề 1 người thầy tiến sĩ, trưởng khoa của 1 đại học khá nổi tiếng tại TP có những từ ngữ, thái độ mà nhiều người cho là thô tục. Nó dẫn đến một hiện tượng khá đáng lo ngại là rất nhiều người đưa ra những “quan điểm” khác nhau để chỉ trích hay bảo vệ, và khi dựa trên “quan điểm” thì không thể nào có một cơ sở, một khung định chung để đánh giá! Và từ đó, nếu chỉ dựa trên nền tảng “quan điểm” thì không thể nào biết đâu là đúng và đâu là sai, nhất là trong ngành khoa học và chuyên môn sâu, để phát triển tốt hơn. Từ đó, tôi viết đề tài “tiêu chuẩn” này như là một khái niệm, một dẫn nhập để mọi người cùng tìm hiểu thêm với hy vọng là trong tương lai xã hội VN mình không phải tiếp tục lạc hậu và vô trật tự nữa.

Tiếp tục đọc


1 bình luận

Sinh viên – Bạn là ai ?

Nếu hôm nay bạn nô lệ cho điểm, thì ngày mai bạn có thể nô lệ cho những thứ có bản chất giống điểm. Bạn có thể có đất đai nhà cửa khắp nơi mà vẫn là nô lệ. Bạn có thể đứng đầu một tổ chức, đứng đầu một xã, một huyện, một tỉnh… mà vẫn cứ là nô lệ như thường, nô lệ cho chính những thứ bạn có. Nếu ngay từ bây giờ bạn đã đánh mất cảm giác xấu hổ, đánh mất lòng tự trọng, đã bình thản đưa phong bì để nhận những con điểm không phải của bạn, đã coi điểm cao hơn và quan trọng hơn nhân phẩm và giá trị của con người bạn, thì sau này rất có thể bạn sẽ đi đến chỗ phá hoại nhà cửa người khác, đẩy người khác vào cảnh bần cùng mà vẫn cảm thấy đó là chiến công đẹp. 


1 bình luận

Tâm sự của một sinh viên

Từ bản thân, nhận ra một chuyện, sự khó khăn trong học tập của các sinh viên xuất phát phần lớn từ cái “lười” và “ngại vất vả” của mình, bởi vì cách học tiên tiến, không phải là không có người nhắc, nhưng tại sao lại vẫn không học được???

Nghĩ lại qua mười hai năm ngồi ở trường phổ thông, cái tính thụ động đã ăn quá sâu. Cái thứ hai, có quá nhiều chuyện khác để quan tâm, thí dụ như các trận bóng đá, thời trang, ca nhạc, phim, game, rồi các hoạt động đoàn thể, phong trào “ảo”…. Còn vấn đề chuyên môn thì không quan tâm, ngay cả trên báo cũng không buồn đọc vì quá nhàm chán.
Tiếp tục đọc


2 bình luận

Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục & phương pháp tư duy toàn diện

Là một nước chỉ hơn 200 tuổi, nếu so với các nước cổ đại thì Mỹ còn non trẻ; thế nhưng Mỹ lại là nước văn minh nhất, tiến bộ nhất trên thế giới. Điều gì khiến cho Mỹ đạt được vị trí như ngày nay? Nước Mỹ giàu tài nguyên thiên nhiên, hiển nhiên rồi, nhưng cũng có bao nhiêu quốc gia ngồi trên “mỏ vàng” mà nào biết sử dụng. Nếu không do tài nguyên thiên nhiên, ắt hẳn phải do con người. Thế thì người Mỹ có gì khác biệt so với các giống dân trên thế giới? Người Mỹ quả có to con hơn, béo hơn các sắc dân da trắng thật, nhưng chắc hẳn bạn đọc cũng đồng ý rằng to xác chưa chắc đã làm cho đất nước tiến bộ. Vậy điều gì khiến cho Mỹ trở thành một nước hùng mạnh nhất trên thế giới?

Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

Những kiến thức mà chúng ta được học ngày nay là sự đúc kết các thí nghiệm từ lâu lắm, mà khi đó, người phát minh ra nó đã sử dụng những thiết bị lạc hậu. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hành, thí nghiệm nếu chúng ta thực sự động não. Về các môn khoa học xã hội, giáo viên thường “ép” học sinh học thuộc lòng, kể cả văn học – môn học sáng tạo trong ngôn ngữ. Học sinh thường được nghe kể về cách nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học nào đó theo ý chủ quan của thầy cô (mà thực ra cũng nằm trong cuốn hướng dẫn giảng dạy), rồi bê nguyên xi vào bài làm mà không hề có những nhận xét, đánh giá mới. Tiếp tục đọc


Bình luận về bài viết này

Thông báo : Chương trình từ thiện thứ sáu 23/3

Địa điểm chúng ta đến lần này là một vùng ven Sài Gòn, nơi có gần 30 gia đình là dân nhập cư sinh sống chủ yếu bằng những công việc không ổn định như buôn bán ve chai, đồng nát, phụ hồ,…

Họ sống trong những căn nhà dựng tạm bằng những miếng ván, những khúc cây, những tấm bạt xin được, dựng tạm trong những khu giả tỏa, hay góc đường. Tiếp tục đọc